Thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

Với tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng và môi trường đầu tư thân thiện, Việt Nam ngày càng thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp và thương nhân nước ngoài. Trong bối cảnh này, việc thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam là một cơ hội hấp dẫn để mở rộng quy mô kinh doanh và tiếp cận thị trường mới. Thực tế, nhiều khách hàng từ khắp nơi trên thế giới đã bày tỏ mong muốn tiếp cận thị trường Việt Nam và thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại thông qua việc thành lập văn phòng đại diện.

Trước hết, thương nhân nước ngoài cần phải hiểu rõ các điều kiện và quy định pháp luật liên quan đến việc thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn chuyên sâu cho các vấn đề pháp lý về doanh nghiệp và đầu tư trong và ngoài nước, SBLAW xin cung cấp các thông tin hỗ trợ cho khách hàng như sau:

Điều kiện thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

  • Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;
  • Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 01 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
  • Thời hạn hoạt động phải còn hiệu lực ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập VPĐD;
  • Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện phải phù hợp với cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Thanh-lap-van-phong-dai-dien-tai-Viet-Nam-cua-thuong-nhan-nuoc-ngoai

Thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

Thời hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

  • Thời hạn 05 năm nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy đăng ký kinh doanh của thương nhân nước ngoài trong trường hợp giấy tờ đó có quy định về thời hạn;
  • Có thể gia hạn.

Phạm vi hoạt động của Văn phòng đại diện

  • Thực hiện chức năng văn phòng liên lạc;
  • Tìm hiểu thị trường;
  • Xúc tiến thúc đẩy cơ hội đầu tư kinh doanh của thương nhân mà mình đại diện, không bao gồm ngành dịch vụ mà việc thành lập Văn phòng đại diện trong lĩnh vực đó được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.

Nhìn chung, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam không có tư cách pháp nhân, không được thực hiện các giao dịch sinh lợi mà chỉ được thực hiện các chức năng như liên lạc với đối tác/khách hàng, tìm hiểu thị trường, xúc tiến thúc đẩy cơ hội đầu tư kinh doanh của thương nhân mà mình đại diện.

Dịch vụ tư vấn và hỗ trợ pháp lý của SB Law

Thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam cho thương nhân nước ngoài là một quy trình phức tạp nhưng mang lại nhiều cơ hội phát triển. Để đảm bảo sự thành công, việc hiểu rõ các quy định pháp luật và tuân thủ đúng quy trình là điều cần thiết. SB Law luôn sẵn lòng hỗ trợ và tư vấn cho thương nhân nước ngoài trong quá trình này, đảm bảo hoạt động của họ diễn ra một cách suôn sẻ và hiệu quả.

Cụ thể hơn, chúng tôi hỗ trợ khách hàng trong việc chuẩn bị hồ sơ, đại diện khách hàng thực hiện đầy đủ và theo dõi sát sao các quy trình cần thiết khi nộp hồ sơ tại các cơ quan có thẩm quyền, xin cấp giấy phép hoạt động và đăng ký con dấu, cũng như tư vấn các khía cạnh pháp lý liên quan với phí dịch vụ từ 2,000 USD (chưa bao gồm VAT).

Với nhiều năm kinh nghiệm, SB Law cam kết mang lại sự hài lòng và thành công cho khách hàng trong quá trình mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Hãy để chúng tôi đồng hành cùng bạn trên con đường chinh phục thị trường đầy tiềm năng này.

Tham khảo thêm >> Thủ tục thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam