Sáng chế là gì? Đối tượng đăng ký sáng chế
Trong thời buổi công nghệ phát triển như hiện nay, sự xuất hiện các sáng chế giúp cải thiện cuộc sống, phục vụ các nhu cầu, lợi ích của con người ngày càng nhiều. Để sáng tạo ra một sáng chế là điều không hề đơn giản, vì việc này đòi hỏi tác giả tạo ra sáng chế phải bỏ ra một khối lượng lớn thời gian, công sức và tài nguyên. Tuy nhiên, nhận thức về việc bảo hộ quyền và lợi ích của chủ thể sở hữu sáng chế vẫn chưa được phổ cập rộng rãi, dẫn đến việc sáng chế của nhiều tác giả bị người khác lợi dụng để chuộc lợi.
Đăng ký sáng chế là gì?
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Có thể hiểu sáng chế được làm ra để khắc phục một vấn đề đang tồn tại mà chưa được giải quyết hoặc để phục vụ một nhu cầu của con người mà chưa có giải pháp.
Do đó, đăng ký sáng chế là việc chủ sở hữu sáng chế tiến hành nộp đơn đăng ký bảo hộ đối với sáng chế đó tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Việc đăng ký sáng chế bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế là điều tiên quyết để chủ sở hữu sáng chế có thể khai thác và hưởng lợi từ tài sản sở hữu trí tuệ của mình, cũng như phòng tránh được việc các cá nhân, tổ chức khác sao chép, sử dụng trái với mong muốn của chủ sở hữu hợp pháp đối với sáng chế đó. Vậy sáng chế là gì? Quy trình đăng ký bảo hộ sáng chế tại Việt Nam được tiến hành như thế nào? Và dịch vụ đăng ký sáng chế của SBLAW ra sao? Mời quý khách theo dõi ngay dưới đây.
Đối tượng được nộp đơn bảo hộ sáng chế
Điều 86 Luật Sở hữu trí tuệ quy định rõ ràng về chủ thể có quyền đăng ký sáng chế. Cụ thể bạn có thể hiểu đơn giản như sau:
- Tác giả sáng chế: Người trực tiếp tạo ra sáng chế được coi là chủ sở hữu ban đầu.
- Người đầu tư: Tổ chức hoặc cá nhân tài trợ cho quá trình sáng tạo cũng có quyền đăng ký, trừ khi có thỏa thuận khác.
Trong trường hợp có nhiều chủ thể tham gia, quyền đăng ký chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của tất cả. Chủ sở hữu có quyền chuyển giao, thừa kế quyền đăng ký cho người khác.
Đối tượng đăng ký sáng chế
Để đăng ký bảo hộ sáng chế thì trước hết cần xác định được các đối tượng được pháp luật công nhận và có thể tiến hành nộp đơn đăng ký sáng chế?
Đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế không bao gồm:
- Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;
- Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;
- Cách thức thể hiện thông tin;
- Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;
- Giống thực vật, giống động vật;
- Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;
- Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.
Trong bối cảnh nền kinh tế tri thức ngày càng phát triển, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là sáng chế, trở thành một yếu tố thiết yếu cho sự đổi mới và phát triển bền vững. Sáng chế không chỉ đại diện cho những ý tưởng sáng tạo mà còn là tài sản quý giá của các cá nhân và tổ chức. Một trong những vấn đề quan trọng mà các nhà sáng chế cần quan tâm là thời gian bảo hộ sáng chế. Thời gian này không chỉ xác định quyền lợi của chủ sở hữu mà còn ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh và phát triển sản phẩm trong tương lai.
Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp
Thời gian bảo hộ sáng chế hay thời hạn bảo hộ đối với sáng chế trong quyền sở hữu công nghiệp và những liên quan đến điều kiện bảo hộ sáng chế như thế nào?
Tại khoản 12 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ định nghĩa: “Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên”.
Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các yêu cầu sau:
- Có tính mới
- Có trình độ sáng tạo
- Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau: có tính mới, có khả năng áp dụng công nghiệp. Trên thế giới, những giải pháp kỹ thuật mang tính sáng tạo còn có thể bảo hộ như một bí mật thương mại. Người nắm giữ giải pháp kỹ thuật có thể cân nhắc giữa hai sự lựa chọn : bảo hộ sáng chế để bảo đảm sự độc quyền khai thác sáng chế trong một thời hạn hoặc bảo hộ bí mật kinh doanh để tránh việc phải bộc lộ sáng chế của họ.
Do những đặc tính của sáng chế cũng như điều kiện bảo hộ sáng chế nêu trên, thời hạn bảo hộ cũng có những điểm riêng so với các đối tượng khác của quyền sở hữu công nghiệp. Sáng chế được bảo hộ khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Văn bằng bảo hộ.
Thời gian bảo hộ sáng chế là bao lâu?
- Đối với Bằng độc quyền Sáng chế, thời hạn bảo hộ là 20 năm, kể từ ngày nộp đơn (phải đóng phí duy trì hiệu lực hàng năm),
- Đối với Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, thời hạn bảo hộ là 10 năm, kể từ ngày nộp đơn (phải đóng phí duy trì hiệu lực hàng năm).
- Trong vấn đề thời hạn bảo hộ này, thời điểm để so sánh tính mới của sáng chế vô cùng quan trọng, cũng là một phần lớn ảnh hưởng tới thời hạn bảo hộ của sáng chế đó. Căn cứ vào ngày nộp đơn đăng ký sáng chế, hoặc ngày ưu tiên (nếu đơn được hưởng quyền ưu tiên). Ngày nộp đơn là ngày đơn được cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tiếp nhận hoặc là ngày nôp đơn quốc tế đối với đơn nộp theo điều ước quốc tế. Nếu như là thành viên Công ước Paris, ngày ưu tiên được xác định trên cơ sở ngày nộp đơn đầu tiên đăng ký sáng chế đó (trong vòng 12 tháng) tại quốc gia đó.
- Đối với quốc gia kém phát triển hay đang phát triển như Việt Nam, việc áp dụng Bằng sáng chế về quy định thời hạn bảo hộ lại là vấn đề rất ý nghĩa và thiết thực như trong Hiệp định TRIPS đã quy định các sáng chế có thể được bảo hộ thông qua bằng sáng chế trong vòng ít nhất 20 năm. Cả sản phẩm lẫn phương thức sản xuất đều được bảo hộ trong hầu hết các lĩnh vực công nghệ .
Ví dụ: Thời gian bảo hộ sáng chế là 20 năm, tính từ ngày nộp đơn đăng ký. Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, thời gian này không được gia hạn thêm. Điều này có nghĩa là, nếu một cá nhân hoặc tổ chức nộp đơn đăng ký sáng chế vào ngày 12 tháng 2 năm 2020, thì văn bằng bảo hộ sẽ có hiệu lực đến ngày 12 tháng 2 năm 2040
Thời gian bảo hộ sáng chế được thiết lập nhằm cân bằng giữa việc khuyến khích sự sáng tạo và bảo vệ quyền lợi công cộng, cho phép các sản phẩm và công nghệ trở thành tài sản công sau khi hết thời hạn bảo hộ
Chính phủ các nước có thể từ chối cấp bằng sáng chế nếu việc khai thác kinh doanh chúng bị cấm vì vi phạm trật tự công cộng hoặc vi phạm đạo đức. Hiệp định đề ra các quyền tối thiểu dành cho người sở hữu bằng sáng chế. Tuy nhiên, hiệp định cũng quy định một số ngoại lệ để đối phó với trường hợp người sở hữu bằng sáng chế lạm dụng quyền của mình, như không cung ứng sản phẩm cho thị trường. Trong trường hợp này, theo Hiệp định TRIPS, chính phủ các nước, theo một số điều kiện nhất định, có thể cấp “giấy phép bắt buộc” cho phép các nhà sản xuất khác sản xuất sản phẩm này hoặc được phép sử dụng quy trình sản xuất đã được bảo hộ. Như vậy, điều đó rất thiết thực đối với nền kinh tế các nước đang phát triển.
|
Bài Viết Liên Quan
Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Luật sư Thạc sỹ: Nguyễn Thanh Hà (Mr.)
Mobile: 0906 17 17 18
Email: ha.nguyen@sblaw.vn